Trả lương và đóng BHXH bao nhiêu khi dừng hoạt động vì covid
Với tình hình hiện tại do dịch covid hoành hành khắp cả nước đặc biệt là các tỉnh phía nam. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh buộc phải ngừng sản xuất, thực hiện giãn cách để chống và dập dịch hiệu quả theo chỉ đạo của chính phủ. Tuy nhiên hậu quả để lại cho các doanh nghiệp và người lao động vô cùng nặng nề. Một trong các khoản chi của DN mà người lao động rất quan tâm đó là tiền lương.
Có rất nhiều chủ doanh nghiệp băn khoăn về việc phải trả lương cho người lao động khi phải dừng sản xuất kinh doanh là bao nhiêu. Làm sao để đạt tình thấu lý khi trả lương trong lúc khó khăn này.
Trước câu hỏi được cho là hơi khó cho câu trả lời tôi xin cung cấp một số thông tin mang tính pháp luật để Các chủ DN xem và áp dụng cho phù hợp với DN mình.
Cụ thể đó là :
1. Tiền lương ngừng việc do dịch bệnh covid
Theo “khoản 3 điều 99 Bộ luật Lao động năm 2019, nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
– Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu.
– Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.”
Ở trên đây có khái niệm mức lương tối thiểu là mức lương nào đó là mức lương tối thiểu đối với lao động phổ thông áp dụng tại khu vực DN đang áp dụng.
Một băn khoăn khác đó là nếu DN chấp nhận đóng BHXH 100% cho NLĐ thì mức lương là bao nhiêu? Việc này không có trong luật Lao Động nên DN và công đoàn của Công ty nên chủ động tìm ra phương án phù hợp nhất để áp dụng.
2. Bảo hiểm xã hội có phải đóng không?
Người lao động xin nghỉ không lương và người lao động buộc phải nghỉ do dịch bệnh
Theo “khoản 3 điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.”
3. Lương của người làm việc tại nhà nhưng vẫn đảm bảo công việc thì được hưởng bao nhiêu?
Theo “khoản 1 điều 95 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.
Với các quy định nêu trên, trường hợp người lao động làm việc ở nhà và hoàn thành công việc được giao thì người sử dụng lao động buộc phải trả lương đầy đủ.
Những doanh nghiệp thật sự khó khăn về tài chính do dịch bệnh cần nói rõ điều đó để người lao động cảm thông, chia sẻ và đồng hành nhằm vượt qua khó khăn này. Doanh nghiệp, cần thỏa thuận (chân thành, tình cảm) với người lao động thay vì dùng mệnh lệnh, buộc người lao động làm việc ở nhà phải nhận lương ít hơn bình thường. Việc làm này dễ gây ra bức xúc cho người lao động và dẫn đến hậu quả xấu cho doanh nghiệp.”
4 Khoản thêm phụ cấp tiền đi lại nếu làm việc ở nhà thì người lao động có bị cắt không?
Đối với khoản phụ cấp này được giải quyết như sau:
Do tên gọi của khoản phụ cấp là “phụ cấp đi lại”. Nên mục đích của khoản trợ cấp này là nhằm hỗ trợ NLĐ chi phí cho sự di chuyển từ nhà đến công ty làm việc và ngược lại. Thực tế NLĐ làm việc tại nhà thì coi như sự di chuyển của NLĐ không phát sinh và đương nhiên khoản phụ cấp này cũng không xuất hiện là bình thường. Tuy nhiên, thực tế lại phát sinh ra các khoản phí khác trong thời gian NLĐ làm việc tại nhà. Các khoản phí phát sinh khác đó là: tiền điện; khấu hao máy tính; tiền internet . . Các khoản phí này đều do NLĐ trả. Đó cũng là lý do mà NLĐ yêu cầu DN phải xem xét trả cho họ các khoản phí mới phát sinh này.
Tóm lại tất cả thắc mắc của quí vị đã được chúng tôi cung cấp những thông tin pháp lý ở trên để vận dụng vào doanh nghiệp mình 1 cách hợp tình hợp lý nhất.
Chúc quí vị nhiều sức khỏe để vượt qua tình hình khó khăn hiện nay. Nếu cần những dịch vụ của chúng tôi xin quí vị xem tại đây