google.com, pub-7833193869067146, DIRECT, f08c47fec0942fa0

DN không được giao dịch tiền mặt

DN không được giao dịch tiền mặt trong các trường hợp sau:

Cách quản lý và điều hành nền kinh tế Việt Nam của chính phủ ta cũng theo xu hướng chung nền kinh tế thế giới và theo quy luật phát triển chuyển đổi số của thế giới đó là giao dịch không dùng tiền mặt. Đặc biệt các giao dịch của Doanh nghiệp thì lại cần phải phát huy giao dịch không dùng tiền mặt. Trước tình hình đó Bộ Tài chính cũ như Chính phủ đã có những qui định rõ về việc DN không được giao dịch bằng tiền mặt sau:

1 là Doanh nghiệp không được thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp. (theo Điều 3 TT 09/2015/TT-BTC)

2 là Doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng không sử dụng tiền mặt khi vay và cho vay lẫn nhau.(khoản 2 Điều 6 Nghị định 222/2013/NĐ-CP)

3 là Doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán. (theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 222/2013/NĐ-CP)

4 là Doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch chứng khoán đã đăng ký, lưu ký tại Trung tâm lưu ký chứng khoán không qua hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán. (khoản 2 Điều 55 Luật Chứng khoán 2006).

5 là Doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT).(điểm c khoản 1 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC).

6 là Doanh nghiệp không được sử dụng tiền mặt để thực hiện các giao dịch nộp tiền vào ngân sách nhà nước như: Tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp, phí và lệ phí .. (khoản 1 Điều 1 Thông tư 136/2018/TT-BTC).

7 là Doanh nghiệp là tổ chức sử dụng vốn nhà nước không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch.

Quản lý Doanh nghiệp không dùng tiền mặt có ý nghĩa gì?

Việc DN không dùng tiền mặt mang nhiều ý nghĩa trong nền kinh tế đặc biệt đó là giảm tối đa về nhân sự trong việc quản lý tiền mặt thúc đẩy lưu thông tiền tệ 1 cách nhanh nhất.

0903873183