google.com, pub-7833193869067146, DIRECT, f08c47fec0942fa0

Nghỉ việc sau khi nghỉ thai sản có được hưởng BHTN

Nghỉ việc sau khi nghỉ thai sản có được hưởng BHTN?

Người lao động nghỉ việc là chuyện bình thường. Người lao động nghỉ việc xuất phát nhiều lý do cụ thể như: Nghỉ việc do khách quan đó là Người sử dụng lao động cho nghỉ vì Người lao động không hoàn thành công việc được giao vì Doanh nghiệp phát triển lên NLĐ không đáp ứng được nhu cầu của DN hoặc NLĐ không đủ trình độ chuyên môn và sức khỏe để hoàn thành công việc. Nghỉ việc do chủ quan của NLĐ cần phải thay đổi công việc vì thu nhập nhận được không tương xứng với sức bỏ ra .. Nhưng khi người LĐ nghỉ sau khi thai sản là 1 vấn đề hoàn toàn khác vì người LĐ sau khi thai sản chịu ảnh hưởng rất lớn về mặt thời gian cũng như tinh thần làm việc do vậy luật đã qui định riêng cho trường hợp này.

Bảo hiểm thất nghiệp.

Một loại bảo hiểm gần giống như bảo hiểm phi nhân thọ gần giống ở đây xét về mặt khía cạnh kinh tế. Tức là có tham gia là có hưởng thụ với số % tương đối cao, đồng thời thời gian tham gia và được hưởng cũng ngắn và cuối cùng là thứ mà ai cũng ngán đó là thủ tục giấy tờ, Riêng về thủ tục giấy tờ thì rất đơn giản. Khía cạnh khác BH phi nhân thọ chúng ta không bàn trong khuôn khổ bài này. Sau đây là nội dung của nghị định.

Dựa theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 12  Nghị định 28/2015/NĐ-CP:

Điều 12. Đóng BHTN

2. Người lao động đang đóng BHTN là người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc đã đóng BHTN và được tổ chức bảo hiểm xã hội xác nhận. Tháng liền kề bao gồm cả thời gian sau:

a) Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội[…]”

Với quy định này, trường hợp người lao động nghỉ việc ngay sau khi nghỉ thai sản, tháng liền kề sẽ được xác định là tháng ngay trước thời điểm người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản chứ không phải là tháng ngay trước thời điểm chấm dứt HĐLĐ.

Điều kiện thứ 2 là tại tháng liền kề, NLĐ có đóng BHTN và đáp ứng điều kiện về thời gian đóng đối với loại HĐLĐ tương ứng tại Mục 1 (Điều kiện hưởng TCTN) nêu trên thì NLĐ vẫn được hưởng TCTN như các trường hợp khác.

Cụ thể như sau: Chị N giao kết HĐLĐ không xác định thời hạn với doanh nghiệp A. Trong thời gian làm việc, chị N tham gia đầy đủ các loại bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

– Chị N nghỉ thai sản từ ngày 01/01/2020 đến hết ngày 30/6/2020.

– Tuy nhiên chị N có nguyện vọng ở nhà chăm sóc cho con nên đã nộp đơn xin nghỉ việc bắt đầu từ ngày 01/7/2020.

24 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ, tổng thời gian đóng BHTN của chị N là 18 tháng.

Hiểu đúng tháng liền kề khi chấm dứt HĐLĐ sau khi thai sản.

Tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp này được xác định là tháng 12/2019. tháng 12/2019 là thời gian chị N đang đóng BHTN. Kết hợp với thời gian đóng BHTN đủ 12 tháng trong 24 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ, chị N đủ điều kiện hưởng TCTN sau khi nghỉ việc tại doanh nghiệp A.

Nghỉ việc sau khi nghỉ thai sản có được hưởng trợ cấp thôi việc?

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP:

“3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm trước đó (nếu có). Trong đó:

a) Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội[…]

Cũng theo Khoản 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì “Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động”.

Với quy định này thì thời gian mà NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không được tính là thời gian đóng BHTN nhưng sẽ được tính vào thời gian làm việc thực tế cho doanh nghiệp. Tức là khoảng thời gian này vẫn được tính vào thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc.

Vì vậy, nếu đáp ứng đủ điều kiện về tổng thời gian làm việc, NLĐ nghỉ việc ngay sau khi nghỉ thai sản vẫn có thể được hưởng trợ cấp thôi việc.

Thời gian tính trợ cấp thôi việc = Thời gian làm việc cho công ty + Thời gian nghỉ chế độ thai sản Thời gian đóng BHTN

0903873183