google.com, pub-7833193869067146, DIRECT, f08c47fec0942fa0

14 khoản không phải đóng BHXH

14 khoản không phải đóng BHXH.

Khi người lao động nhận được thu nhập thì phải đóng BHXH. Tuy nhiên không phải thu nhập nào cũng phải nộp BHXH. Sau đây là các khoản không phải đóng BHXH.

Nếu một doanh nghiệp biết vận dụng các chính sách hiện tại để áp dụng vào thực tiễn cho doanh nghiệp mình thì cũng sẽ giảm được đáng kể chi phí bảo hiểm xã hội. Để làm được điều đó các doanh nghiệp cần phải kết hợp nhiều qui định qui chế đang còn hiệu lực như: Thỏa ước lao động tập thể; qui chế trả lương, thưởng và phụ cấp cho người lao động; hợp đồng lao động kết hợp với các quyết định, qui định, phụ lục hợp đồng .. . Tất cả các loại văn bản chứng từ trên phải rõ ràng và liên lạc với nhau về nội dung.

Căn cứ vào Khoản 3 Điều 30 TT 59/2015/TT-BLĐTBXH và Điểm 2 Điều 6 QĐ 595/QĐ-BHXH

A, Các khoản tiền thưởng không có tính chất cố định hoặc thường xuyên.

1- Tiền thưởng theo qui định tại điều 103 Bộ luật lao động 2012.

2- Tiền thưởng sáng kiến.

B, Các khoản thu nhập thường xuyên được ghi 1 trong các loại giấy tờ:

HĐLĐ, Thỏa ước lao động tập thể, Qui chế chi trả tiền lương và các khoản phụ cấp.

3- Tiền ăn giữa ca.

4- Tiền hỗ trợ xăng xe.

5- Tiền hỗ trợ điện thoại.

6- Tiền hỗ trợ đi lại.

7- Tiền hỗ trợ nhà ở.

8- Tiền hỗ trở giữ trẻ.

9- Tiền hỗ trợ nuôi con nhỏ.

C, Các khoản phúc lợi đột xuất khác

10- Tiền hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết.

11- Tiền hỗ trợ khi người lao động có người thân kết hôn.

12- Tiền hỗ trợ khi sinh nhật của người lao động.

13- Tiền trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

14- Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ theo Khoản 11 Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP

Điều 103 Luật lao động 2012: Tiền thưởng

1. Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

Điểm 2 Điều 6 QĐ 595/QĐ-BHXH

2. Tiền lương do đơn vị quyết định

2.1. Người lao động thực hiện chế độ tiền lương do đơn vị quyết định thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương ghi trong HĐLĐ.

Từ 01/01/2016, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật lao động.

Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động.

2.2. Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.

Người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp dạy nghề) thì tiền lương đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cộng thêm 5%.

3. Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tạĐiều này mà cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bằng 20 tháng lương cơ sở.

0903873183