google.com, pub-7833193869067146, DIRECT, f08c47fec0942fa0

Khai thuế bán nhà giá ảo sẽ bị truy thu thuế

Khai thuế bán nhà giá ảo sẽ bị truy thu thuế.

Trước khi bàn tới việc thu thuế khi khai giá bán nhà ảo thì chúng ta sẽ tìm hiểu xem danh từ “giá ảo” là gì nhé.

Cũng như mọi sự vật, hiện tượng khác danh từ “ảo” là một danh từ để chỉ không có, không thật, không tồn tại. Rất đơn giản phải không quí vị. Chúng ta chỉ cần biết 1 cách đơn giản là “ảo” tức là không thật cho đơn giản nha.

Vậy giá ảo thì cũng là giá không có thật nhưng vấn đề là làm sao để phân biệt được giá ảo và giá thật. Đối với việc khai thuế thì công việc đó được giao cho những người có trách nhiệm như là cơ quan thuế, công an, hay các cơ quan của nhà nước được giao để kiểm tra và xác định giá thật hay giá ảo.

Để kết luận chính xác là giá thật 1 cách chính xác và thuyết phục thì các cơ quan hữu quan sẽ phải sử dụng nhiều thông tin cũng như phương pháp đáng tin cậy chứ nếu không sẽ bị người nộp thuế khiếu nại, khiếu kiện.

Có nhiều biện pháp truy thu thuế của cơ quan thuế. Người nộp thuế luôn luôn mong muốn chỉ phải nộp thuế với mức thấp nhất có thể. Điều đó thôi thúc mọi người nộp thuế tìm mọi cách để né tránh thuế. Đặc biệt là các loại giao dịch phải đóng thuế mà chứng từ hóa đơn có thể có hoặc không. Đó là loại giao dịch chuyển nhượng bất động sản.

Cơ quan thuế truy thu thuế TNCN khi chuyển nhượng nhà, đất khai thuế TNCN dưới giá trị thật có đúng không? và truy thu bằng cách nào?

1- Truy thu thuế TNCN khai thuế dưới giá trị thật có đúng không?

Khai thuế TNCN chuyển nhượng nhà, đất hay còn gọi là bất động sản dưới giá trị thật không phải là hiện tượng mới. Hiện tượng này đã xuất hiện từ lúc thi hành luật thuế TNCN khi chuyển nhượng BĐS. Vấn đề là tại sao đến nay Cơ quan thuế mới bắt tay vào việc truy thu thuế TNCN. Về việc này cũng khó biết vì sao nhưng sự thật đó đã đến. Cơ quan thuế đã truy thu thuế TNCN của các hồ sơ khai thuế TNCN từ nhiều năm trước.

Cụ thể là ông N.B. đã bị mời lên làm việc

2- Cơ quan thuế truy thu thuế bằng cách nào?

Mọi người sẽ có chung 1 câu hỏi là CQT sẽ truy thu thuế TNCN bằng cách nào?

Trước khi chúng ta đi tìm hiểu CQT truy thu thuế TNCN bằng cách nào thì chúng ta xem lại hồ sơ khai thuế TNCN chuyển nhượng bất động sản:

+ Hợp đồng chuyển nhượng BĐS có công chứng

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà (bản sao)

Như vậy với 2 loại giấy tờ này là đủ để cơ quan thuế xem xét giá thực tế chuyển nhượng của BĐS khai thuế. Một số trường hợp CQT phát hiện ngay khi nhận hồ sơ khai thuế và yêu cầu người nộp thuế điều chỉnh về đúng giá chuyển nhượng thì mới tiếp nhận hồ sơ. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp không thể phát hiện ngay tức thời tại thời điểm khai thuế. Sau 1 thời gian CQT đã thu thập được những thông tin liên quan đến việc chuyển nhượng và thực hiện việc truy thu.

3- Cách thu thập thông tin của Cơ quan thuế.

Theo Ông Lê Duy Minh, cục trưởng Cục Thuế TP.HCM thì cơ quan này đã có văn bản yêu cầu các phòng công chứng phải chuyển hồ sơ về cơ quan thuế nếu phát hiện hợp đồng chuyển nhượng nhà đất được công chứng hai lần, với giá chuyển nhượng giữa hai lần có chênh lệch.

+ Công chứng 2 lần – tức là

  • Lần 1 để thực hiện việc thanh toán việc chuyển nhượng (giống như là lạy ông tôi ở bụi này)
  • Lần 2 để làm hồ sơ khai thuế TNCN với cơ quan thuế.

Nếu CQT có chứng cứ 2 lần công chứng có giá chuyển nhượng khác nhau thì người nộp thuế có chối được không và nếu không hợp tác với CQT thì hậu quả sẽ ra sao?

Các phòng công chứng trên toàn quốc có trách nhiệm phải cung cấp hồ sơ chuyển nhượng đáng ngờ cho CQT theo yêu cầu và thực tế CQT đã truy thu hàng trăm triệu đồng từ việc khai thuế TNCN chuyển nhượng BĐS thấp hơn giá trị thật.

4- Luật hìện hành qui định nếu trốn thuế từ 100.000.000 đồng trở lên sẽ bị truy tố hình sự. Chiếu theo qui định này nếu khai thuế thấp hơn giá trị thực 5 tỷ đồng là có thể bị truy tố hình sự về hành vi gian lận thuế, trốn thuế.

5- Truy thu thuế TNCN với những hồ sơ có thời hạn giao dịch mấy năm?.

Trước mắt Cơ quan thuế truy thu những hồ sơ giao dịch trong khoảng 5 năm từ năm 2015 đến 2020 và cũng có nhưng hồ sơ lâu hơn. Đối với hồ sơ lâu hơn thì việc tìm ra gốc giá bán cũng như các yêu tố khác sẽ khó khăn. Những hồ sơ có chứng cứ rõ ràng vẫn bị truy thu như việc xảy ra tranh chấp giữa người mua và người bán thì lúc đó hợp đồng chuyển nhượng với giá giao dịch thật sẽ xuất hiện. Thứ 2 là giá giao dịch các BĐS tương tự tại cùng thời điểm như nhà Chung cư không thể có giá giao dịch chênh lệch quá lớn.

6- Người nộp thuế có thoát được tội khai thuế thấp không?

Thực tế cũng có một số phòng Công chứng hợp tác chặt chẽ với người bán bằng cách thông báo cho người bán hủy hết những tài liệu, giấy tờ liên quan đến giá  chuyển nhượng thật trước khi CQT kiểm tra.

Hai là Nếu người nộp thuế khai thuế thấp hơn không nhiều so với giá chuyển nhượng thật thì CQT cũng khó đưa ra bằng chứng khi chỉ có 1 hợp đồng chuyển nhượng.

7- Rủi ro khi khai thuế giá thấp

Theo như trên thì việc khai thuế TNCN dựa vào hợp đồng chuyển nhượng công chứng. Thực tế HĐCN công chứng là giấy tờ có pháp lý cao nhất nên nếu như việc chuyển nhượng có tranh chấp thì phần thiệt thòi là người bán chịu vì lúc đó người mua sẽ chỉ đồng ý thanh toán theo giá thấp trên hợp đồng mà thôi.

Đó là chưa kể có nhiều hệ lụy khác. Nên tốt nhất trước khi ghi giá lên hợp đồng chuyển nhượng để công chứng thì người bán phải cân nhắc ghi giá phù hợp với luật pháp qui định.

0903873183