google.com, pub-7833193869067146, DIRECT, f08c47fec0942fa0

TT 200/2014/TT-BTC TK 421 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

TT 200/2014/TT-BTC TK 421 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Lợi nhuận sau thuế là kết quả cuối cùng của sản xuất kinh doanh. Vậy nên mọi người trong doanh nghiệp cũng như các nhà cung cấp vốn rất quan tâm đến tài khoản này. Để xem thêm nội dung này mời quí vị hãy xem tiếp phần sau của bài này.

Điều 74. Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

1. Nguyên tắc kế toán

a) Tài khoản này dùng để phản ánh kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) sau thuế thu nhập doanh nghiệp và tình hình phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ của doanh nghiệp.
b) Việc phân chia lợi nhuận hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải đảm bảo rõ ràng, rành mạch và theo đúng chính sách tài chính hiện hành.
c) Phải hạch toán chi tiết kết quả hoạt động kinh doanh của từng năm tài chính (năm trước, năm nay), đồng thời theo dõi chi tiết theo từng nội dung phân chia lợi nhuận của doanh nghiệp (trích lập các quỹ, bổ sung Vốn đầu tư của chủ sở hữu, chia cổ tức, lợi nhuận cho các cổ đông, cho các nhà đầu tư).
d) Khi áp dụng hồi tố do thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước nhưng năm nay mới phát hiện dẫn đến phải điều chỉnh số dư đầu năm phần lợi nhuận chưa phân chia thì kế toán phải điều chỉnh tăng hoặc giảm số dư đầu năm của TK 4211 “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước” trên sổ kế toán và điều chỉnh tăng hoặc giảm chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” trên Bảng Cân đối kế toán theo quy định tại Chuẩn mực kế toán “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót” và Chuẩn mực kế toán “Thuế thu nhập doanh nghiệp”.
đ) Công ty mẹ được phân phối lợi nhuận cho chủ sở hữu không vượt quá mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên Báo cáo tài chính hợp nhất sau khi đã loại trừ ảnh hưởng của các khoản lãi do ghi nhận từ giao dịch mua giá rẻ (bất lợi thương mại hay còn gọi là lợi thế thương mại âm).
Trường hợp mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên Báo cáo tài chính hợp nhất cao hơn mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên Báo cáo tài chính của riêng công ty mẹ và nếu số lợi nhuận quyết định phân phối vượt quá số lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên Báo cáo tài chính riêng, công ty mẹ chỉ thực hiện việc phân phối sau khi đã điều chuyển lợi nhuận từ các công ty con về công ty mẹ.

Đối với tất cả các doanh nghiệp, khi phân phối lợi nhuận cần cân nhắc đến các khoản mục phi tiền tệ nằm trong lợi nhuận sau thuế chưa phân phối có thể ảnh hưởng đến luồng tiền và khả năng chi trả cổ tức, lợi nhuận của doanh nghiệp, như:

– Khoản lãi do đánh giá lại tài sản mang đi góp vốn; do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ; do đánh giá lại các công cụ tài chính;
– Các khoản mục phi tiền tệ khác…

e) Trong hoạt động hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) chia lợi nhuận sau thuế:

doanh nghiệp phải theo dõi riêng kết quả của BCC làm căn cứ để phân phối lợi nhuận hoặc chia lỗ cho các bên. Doanh nghiệp là bên nộp và quyết toán thuế TNDN thay các bên trong BCC chỉ phản ánh phần lợi nhuận tương ứng với phần của mình được hưởng, không được phản ánh toàn bộ kết quả của BCC trên tài khoản này trừ khi có quyền kiểm soát đối với BCC.

g) Đối với cổ tức ưu đãi phải trả: Doanh nghiệp phải loại khoản cổ tức ưu đãi phải trả theo bản chất của cổ phiếu ưu đãi và nguyên tắc:

– Nếu cổ phiếu ưu đãi được phân loại là nợ phải trả, kế toán không ghi nhận cổ tức phải trả từ lợi nhuận sau thuê chưa phân phối;
– Nếu cổ phiếu ưu đãi được phân loại là vốn chủ sở hữu, khoản cổ tức ưu đãi phải trả được kế toán tương tự như việc trả cổ tức của cổ phiếu phổ thông.

h) Doanh nghiệp phải theo dõi trong hệ thống quản trị nội bộ số lỗ tính thuế và số lỗ không tính thuế, trong đó:

– Khoản lỗ tính thuế là khoản lỗ tạo ra bởi các khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế;
– Khoản lỗ không tính thuế là khoản lỗ tạo ra bởi các khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Khi chuyển lỗ theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp chỉ được chuyển phần lỗ tính thuế làm căn cứ giảm trừ số thuế phải nộp trong tương lai.

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

Bên Nợ:

– Số lỗ về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
– Trích lập các quỹ của doanh nghiệp;
– Chia cổ tức, lợi nhuận cho các chủ sở hữu;
– Bổ sung vốn đầu tư của chủ sở hữu;

Bên Có:

– Số lợi nhuận thực tế của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ;
– Số lỗ của cấp dưới được cấp trên cấp bù;
– Xử lý các khoản lỗ về hoạt động kinh doanh.
Tài khoản 421 có thể có số  dư Nợ hoặc số dư Có.
Số dư bên Nợ: Số lỗ hoạt động kinh doanh chưa xử lý.
Số dư bên Có: Số lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hoặc chưa sử dụng.
Tài khoản 421- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, có 2 tài khoản cấp 2:
– Tài khoản 4211 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước: Phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ thuộc các năm trước. Tài khoản 4211 còn dùng để phản ánh số điều chỉnh tăng hoặc giảm số dư đầu năm của TK 4211 khi áp dụng hồi tố do thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của năm trước, năm nay mới phát hiện.
Đầu năm sau, kế toán kết chuyển số dư đầu năm từ TK 4212 “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay” sang TK 4211 “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước”.
– Tài khoản 4212 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay: Phản ánh kết quả kinh doanh, tình hình phân chia lợi nhuận và xử lý lỗ của năm nay.

3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

a) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển kết quả hoạt động kinh doanh:

           – Trường hợp lãi, ghi:
Nợ TK  911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 421- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (4212).
– Trường hợp lỗ, ghi:
Nợ TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (4212)
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.

b) Khi có quyết định hoặc thông báo trả cổ tức, lợi nhuận được chia cho các chủ sở hữu, ghi:

Nợ TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3388).
Khi trả tiền cổ tức, lợi nhuận, ghi:
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3388)
Có các TK 111, 112,… (số tiền thực trả).

c) Trường hợp Công ty cổ phần trả cổ tức bằng cổ phiếu (phát hành thêm cổ phiếu từ nguồn Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối) ghi:

Nợ TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có TK 4111- Vốn góp của chủ sở hữu (mệnh giá)
Có TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần (số chênh lêch giữa giá phát
       hành cao hơn mệnh giá) (nếu có).

d) Các doanh nghiệp không phải là công ty cổ phần khi quyết định bổ sung vốn đầu tư của chủ sở hữu từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh (phần lợi nhuận để lại của doanh nghiệp), ghi:

Nợ TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có TK 4111 – Vốn góp của chủ sở hữu.
đ) Khi trích quỹ từ kết quả hoạt động kinh doanh (phần lợi nhuận để lại của doanh nghiệp), ghi:
Nợ TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có TK 414 – Quỹ đầu tư phát triển.
Có TK 418 – Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu.
Có TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3531, 3532, 3534).

e) Đầu năm tài chính, kết chuyển lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay sang lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước, ghi:

– Trường hợp TK 4212 có số dư Có (lãi), ghi:
Nợ TK 4212 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay
Có TK 4211 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước.
– Trường hợp TK 4212 có số dư Nợ (lỗ), ghi:
Nợ TK 4211 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước
Có TK 4212 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay.

g) Kế toán xử lý lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trước khi chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần

– Kế toán xử lý các khoản nợ phải trả trước khi chuyển thành công ty cổ phần
Đối với các khoản nợ vay Ngân hàng thương mại Nhà nước và Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã quá hạn nhưng do doanh nghiệp bị lỗ, không còn vốn nhà nước, không thanh toán được, doanh nghiệp phải làm các thủ tục, hồ sơ đề nghị khoanh nợ, giãn nợ, xoá nợ lãi vay ngân hàng theo quy định của pháp luật hiện hành. Khi có quyết định xoá nợ lãi vay, ghi:
Nợ TK 335 – Chi phí phải trả (lãi vay được xóa)
Có TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (phần lãi vay đã
hạch toán vào chi phí các kỳ trước nay được xóa)
Có TK 635 – Chi phí tài chính (phần lãi vay đã hạch toán vào chi phí
tài chính trong kỳ này).
– Kế toán khoản chênh lệch giữa giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp 100% Vốn Nhà nước chuyển sang Công ty cổ phần so với giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
+ Trường hợp giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp chuyển thành Công ty cổ phần lớn hơn giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp thì số chênh lệch tăng (lãi) phải nộp vào quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp theo quy định của pháp luật (như tại Tập đoàn, Tổng công ty, công ty mẹ hoặc quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước), ghi:
Nợ TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có TK 3385 – Phải trả về cổ phần hoá.
+ Trường hợp giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp chuyển sang Công ty cổ phần nhỏ hơn giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp thì phản ánh số chênh lệch giảm (lỗ), ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388)
Có TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
+ Trường hợp chênh lệch giảm do nguyên nhân khách quan, hoặc chủ quan nhưng vì lý do bất khả kháng mà người có trách nhiệm bồi thường không có khả năng thực hiện việc bồi thường và đã được cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định sử dụng số tiền thu từ bán cổ phần này để bù đắp tổn thất sau khi trừ đi phần được bảo hiểm bồi thường (nếu có) ghi:
Nợ TK 3385 – Phải trả về cổ phần hóa
Có TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
– Kế toán chuyển lợi nhuận sau thuế chưa phân phối thành vốn nhà nước tại doanh nghiệp tại thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần: Tại thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần, kế toán chuyển toàn bộ số dư Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối sang Vốn đầu tư của chủ sở hữu, ghi:
Nợ TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu.

0903873183