google.com, pub-7833193869067146, DIRECT, f08c47fec0942fa0

TT 133/2016/TT-BTC Điều 81 Hàng tồn kho

TT 133/2016/TT-BTC Điều 81 Hàng tồn kho.

Tài khoản tồn kho hàng hóa phản ánh giá trị và số lượng hàng hóa tại 1 thời điểm nhất định. Hàng tồn kho phản ánh 2 thái cực hoàn toàn trái ngược nhau. Nếu tồn kho lớn sẽ có thuận lợi khi bán hàng không bị hụt hàng, nhưng lại đối mặt với việc kinh doanh không hiệu quả vì đồng vốn xoay vòng chậm đồng thời làm tăng chí phí bảo quản , thuê kho và hàng quá đát.

Hướng dẫn lập và trình bày Báo cáo tài chính hàng tồn kho

– Hàng tồn kho (Mã số 140)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị hiện có các loại hàng tồn kho dự trữ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (sau khi trừ đi dự phòng giảm giá hàng tồn kho) đến thời điểm báo cáo.

Mã số 140 = Mã số 141 + Mã số 142.

+ Hàng tồn kho (Mã số 141)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá trị của hàng tồn kho thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp được luân chuyển trong vòng thời hạn không quá 12 tháng hoặc trong một chu kỳ kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của các TK 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157.

+ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Mã số 142)

Chỉ tiêu này phản ánh khoản dự phòng giảm giá của các loại hàng tồn kho tại thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 2294 và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

a)Tài sản ngắn hạn khác (Mã số 150)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các tài sản ngắn hạn khác có thời hạn thu hồi hoặc sử dụng không quá 12 tháng hoặc trong một chu kỳ kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo, như thuế GTGT còn được khấu trừ và tài sản ngắn hạn khác.

Mã số 150 = Mã số 151 + Mã số 152.

+ Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (Mã số 151)

Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT còn được khấu trừ và số thuế GTGT còn được hoàn lại đến cuối năm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ của TK 133.

+ Tài sản ngắn hạn khác (Mã số 152)

Chỉ tiêu này phản ánh tài sản ngắn hạn khác có thời hạn thu hồi hoặc sử dụng không quá 12 tháng tại thời điểm báo cáo, gồm chi phí trả trước ngắn hạn, thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước.

Số liệu ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ chi tiết của các TK 242, 333

b) Tài sản dài hạn (Mã số 200)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh trị giá các loại tài sản không được phản ánh trong chỉ tiêu tài sản ngắn hạn. Tài sản dài hạn là các tài sản có thời hạn thu hồi hoặc sử dụng trên 12 tháng tại thời điểm báo cáo, như: Các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, xây dựng cơ bản dở dang, đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác.

Mã số 200 = Mã số 210 + Mã số 220 + Mã số 230 + Mã số 240 + Mã số 250 + Mã số 260.

– Các khoản phải thu dài hạn (Mã số 210)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản phải thu có kỳ hạn thu hồi trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo, như: Phải thu dài hạn của khách hàng, trả trước cho người bán dài hạn, vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc, phải thu dài hạn khác (sau khi trừ đi dự phòng phải thu dài hạn khó đòi).

Mã số 210 = Mã số 211 + Mã số 212 + Mã số 213 + Mã số 214 + Mã số 215.

+ Phải thu dài hạn của khách hàng (Mã số 211)

Chỉ tiêu này phản ánh số tiền còn phải thu của khách hàng có kỳ hạn thu hồi trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết của TK 131 mở theo từng khách hàng.

+ Trả trước cho người bán dài hạn (Mã số 212)

Chỉ tiêu này phản ánh số tiền đã trả trước cho người bán để mua tài sản, dịch vụ và doanh nghiệp sẽ nhận được tài sản, dịch vụ trong thời hạn trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết của TK 331 mở theo từng người bán.

+ Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc (Mã số 213)

Chỉ tiêu này chỉ ghi trên Báo cáo tình hình tài chính của đơn vị cấp trên phản ánh số vốn kinh doanh đã giao cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc.

Khi lập Báo cáo tình hình tài chính tổng hợp của toàn doanh nghiệp, chỉ tiêu này được bù trừ với chỉ tiêu “Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh” (Mã số 423) hoặc chỉ tiêu “Vốn góp của chủ sở hữu” (Mã số 511) trên Báo cáo tình hình tài chính của các đơn vị hạch toán phụ thuộc, chi tiết phần vốn nhận của đơn vị cấp trên.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ của TK 1361.

+ Phải thu dài hạn khác (Mã số 214)

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản phải thu khác có kỳ hạn thu hồi còn lại trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo, như: Phải thu dài hạn về cho vay, phải thu nội bộ dài hạn khác ngoài khoản phải thu nội bộ về vốn kinh doanh đã được phản ánh ở chỉ tiêu “Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc” (Mã số 213), phải thu về các khoản đã chi hộ; các khoản tạm ứng, cầm cố, ký cược, ký quỹ, cho mượn…mà doanh nghiệp được quyền thu hồi.

Khi đơn vị cấp trên lập Báo cáo tình hình tài chính tổng hợp với đơn vị cấp dưới hạch toán phụ thuộc, khoản phải thu nội bộ dài hạn trong chỉ tiêu này được bù trừ với khoản phải trả nội bộ dài hạn được trình bày trong chỉ tiêu “Phải trả dài hạn khác” (Mã số 424) trên Báo cáo tình hình tài chính của các đơn vị hạch toán phụ thuộc.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ chi tiết của các TK 1288 (chi tiết cho vay), 1368, 1386, 1388, 334, 338, 141.

+ Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (Mã số 215)

Chỉ tiêu này phản ánh khoản dự phòng cho các khoản phải thu dài hạn khó đòi tại thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết của TK 2293, chi tiết dự phòng cho các khoản phải thu dài hạn khó đòi và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

0903873183